Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng


Tôm được bao bọc bởi một lớp vỏ Kitin giàu canxi có tác dụng bảo vệ cơ thể tôm. Tuy nhiên đến một giai đoạn nhất định thì tôm lột vỏ cũ để thay vỏ mới hay gọi là quá trình này là lột xác.

khoáng k3-tìm hiểu về chu kỳ lột xác của tôm

Tôm đang lột xác

Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng được lặp đi lặp lại trong suốt qúa trình sống của chúng, sự lột xác có ý nghĩa giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể.

Đối với sự lột xác ở giai đoạn tôm còn nhỏ sẽ diễn ra nhiều lần mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác sẽ diễn ra lâu hơn.

Tôm lột xác được diễn ra như sau: Lớp vỏ cũ giữa đầu ngực và phần bụng sẽ nứt ra, các phần phụ của đầu ngực sẽ rút ra trước sau đó các phần bụng và các phần phụ phía sau tôm sẽ rút ra bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể. Đối với những con tôm khỏe thì sự lột xác diễn ra rất nhanh chỉ từ 5 – 7 phút và lớp vỏ sẽ cứng lại sau 1 – 2 ngày.

CÁC GIAI ĐOẠN LỘT XÁC

Ngày nuôi Chu kỳ lột xác
1-15 Hằng ngày
15-30 2-3 ngày/lần
30-45 3-5 ngày/lần
45-75 Hàng tuần
75-90 10 ngày/lần
90 ngày trở lên 2 tuần/lần

( Nguồn: Người Nuôi Tôm )

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

  • Dinh Dưỡng

Thiếu dinh dưỡng thì sẽ không làm đầy vỏ được và dẫn đến không nứt vỏ ra để lột vỏ được.

Để tôm lột xác tốt cần cho ăn đủ lượng thức ăn có độ đạm 32% đến 45%.

  • Khoáng Chất

Khoáng chất là thành phần chính tạo nên vỏ tôm vì vậy thiếu khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm.

Trong quá trình nuôi phải cung cấp đầy đủ khoáng chất đa vi lượng cần thiết cho tôm.

Khoáng phải đánh định kỳ trong suốt vụ nuôi.

  • Môi trường nuôi.

Môi trường nuôi ổn định là một yếu tố quan trọng tác động đến chu kỳ lột xác của tôm

bao gồm các yếu tố:

          – Hàm lượng oxi: duy trì hàm lượng 4 – 6 mg/l trong suốt vụ nuôi.

          – Độ Mặn: độ mặn thích hợp là từ 15 đến 25. Độ mặn thấp thì cần cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin. Độ                          mặn cao trên 25 thì thường làm cho vỏ tôm dày, cứng nên làm kéo dài thời gian lột xác.

           – PH: Tôm lột xác khi PH đạt 7 đến 8,5 và tốt nhất là từ 7,5 đến 8, vì vậy cần duy trì ổn định PH trong cả vụ                               nuôi.

           – Độ Kiềm: Cần duy trì ổn định độ kiềm từ 120 mg/l.

  • Dịch bệnh: khi tôm bị bệnh cũng ảnh hưởng đến quá trình lột xác.

Dấu hiệu tôm sắp lột vỏ.

  • Giai đoạn 1: vỏ tôm sạch, nhạt màu.
  • Gai đoạn 2: vỏ sẽ rất cứng và tôm ít vận động.
  • Giai đoạn 3: Tôm tạo một lớp vỏ mới mềm ở phần dưới vỏ cũ ở tầng biểu bì.
  • Gai đoán 4: khi vỏ mới đã được hình thành và vỏ cũ đã dòn thì tôm sẽ lột vỏ.

Thời gian lột vỏ thường là vào ban đêm từ 22h đến 2h sáng hôm sau.

Nắm được chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng sẽ giúp quý bà con chủ động trong công tác kích thích tôm lột xác đồng loạt, nhanh cứng vỏ.


Hiện nay K3 đang cho ra đời hai loại sản phẩm Khoáng chuyên dụng:

  1. Khoáng tự nhiên từ núi lửa DITIMI
  2. Khoáng mặn từ nước ót biển VINO
  3. Khoáng tối ưu cho ao đất UTIMI
  4. Zeo xử lý môi trường NITO ZEOlite
  5. Ngăn ngừa phân trắng hiệu quả BOWEL
  6. Vôi nóng VONO

Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý Đại lý và khách hàng trên toàn quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khoáng k3
VỀ CHÚNG TÔI

K3 tự hào với vị thế tiên phong phát triển các sản phẩm khoáng cho tôm. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm đã nghiên cứu, sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm hoàn toàn từ khoáng chất tự nhiên.

Facebook

Theo dõi fanpage của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin mới nhất.

K3® - CÙNG BẠN VƯƠN XA